Viện Nghiên cứu Kinh doanh tổ chức Hội thảo “Định hướng và giải pháp phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025 , tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam”

01/07/2021

Vào ngày 29 tháng 6 vừa qua, Viện Nghiên cứu Kinh doanh đã tổ chức thành công buổi Hội thảo “Định hướng và giải pháp phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025 , tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam” với sự quan tâm tham dự của 27 Thầy Cô, các học viên và doanh nghiệp. 

Mở đầu hội thảo, GS.TS Võ Xuân Vinh thay mặt Viện Nghiên cứu Kinh doanh nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn các chuyên gia, nhà khoa học đã đến tham dự hội thảo khoa học "Định hướng và giải pháp phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam".

Ba diễn giả đã trình bày từng nội dung của hội thảo theo 3 chủ đề:

1. Diễn giả: ThS. Trần Thu Thảo trình bày về Chủ đề 1: "Tổng quan về Chính phủ điện tử".

2. Diễn giả: ThS. Nguyễn Phan Trúc Phương trình bày về Chủ đề 2: "Việt Nam trên con đường xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số".

3. Diễn giả: ThS. Đào Văn Hân trình bày về Chủ đề 3: "Khuyến nghị giải pháp để Việt Nam phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số".

Hội thảo cung cấp tổng hợp thông tin về thực trạng phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam và đề xuất khuyến nghị giải pháp trong bước chuyển tiếp hướng đến phát triển Chính phủ số.

Chính phủ điện tử là một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của xã hội loài người, được coi là một cuộc các mạng văn hoá có ý nghĩa sâu rộng đối với mọi mặt của đời sống. Chính phủ điện tử là viết tắt của chính phủ điện tử và nó đề cập đến việc các chính phủ sử dụng công nghệ thông tin để cho phép họ cung cấp các dịch vụ của họ như cấp hộ chiếu, thu thuế hoặc quản lý tiền công, cung cấp các khoản phúc lợi và cho vay với chi phí thấp, và hiệu quả cao. Nguyên tắc của chính phủ điện tử là minh bạch, dân chủ và công khai.

Phát triển Chính phủ điện tử là một xu hướng không thể tránh khỏi, một mô hình phổ biến của nhiều quốc gia hiện nay. Có nhiều định nghĩa khác nhau về Chính phủ điện tử nhưng đều có đặc điểm chung: "Chính phủ điện tử là chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin, và cung cấp các dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp".

Quá trình triển khai Chính phủ điện tử đến nay đã đạt được thành tựu nhất định và hướng đến mục tiêu triển khai Chính phủ số. Cùng với sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 được xem  là chưa có tiền lệ trong lịch sử đã góp phần thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào nhiều lĩnh vực,  trong đó khu vực công được các nhà hoạch định chính sách quan tâm hàng đầu. Nội dung hội thảo tập trung phân tích thực trạng xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp góp phần khắc phục những thách thức trong quá trình phát triển Chính phủ số.

Qua Hội thảo, Viện Nghiên cứu Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh sẽ cố gắng tổ chức thêm nhiều Hội thảo về các vấn đề kinh tế, cũng như hướng tới nâng cao chất lượng nghiên cứu, triển khai kết hợp đào tạo góp phần phát triển lĩnh vực khoa học các sản phẩm Việt Nam tiến tới ngang tầm thế giới.

 Tin bài: Viện Nghiên cứu Kinh doanh