Viện nghiên cứu kinh doanh tổ chức thành công hội thảo “Chiến lược thích ứng và phát triển bền vững của doanh nghiệp trong giai đoạn bình thường mới”

29/04/2022

Sáng ngày 29/04/2022, Viện Nghiên cứu Kinh doanh đã tổ chức thành công buổi hội thảo nằm trong chuỗi Seminar Kinh tế-Kinh doanh (IBRS) với chủ đề: “Chiến lược thích ứng và phát triển bền vững của doanh nghiệp trong giai đoạn bình thường mới”.

Báo cáo viên ThS. Nguyễn Phan Trúc Phương đã trình bày nghiên cứu xoay quay những chủ đề chính sau:

1. Khó Khăn Và Thách Thức Của Doanh Nghiệp Trong Giai Đoạn Bình Thường Mới: Những rào cản, khó khăn mà phần lớn doanh nghiệp đang gặp phải. Điển hình như khó khăn về mặt tài chính, chuỗi cung ứng và vấn đề đề về quản lý nguồn nhân lực. 

2. Các giải pháp ngắn hạn cho doanh nghiệp để phát triển trong giai đoạn bình thường mới:

  • Thay đổi tư duy quản trị của các doanh nghiệp: các nhà lãnh đạo cần có tư duy linh hoạt hơn để ứng phó với các sự kiện tương tự như đại dịch, không chi nhân viên và cả nhà quản trị cũng cần được đào tạo. Đồng thời chiến lược giao tiếp cũng cần được thực hiện hiệu quả trong nội bộ doanh nghiệp 
  • Nâng cao năng lực công nghệ: doanh nghiệp cần tận dụng các chính sách hỗ trợ từ trung ương tới địa phương, đẩy mạnh ứng dụng quản lý doanh nghiệp bằng phần mềm và ứng dụng các công nghệ 4.0 vào doanh nghiệp
  • Xây dựng chiến lược truyền thông giao và tiếp hiệu quả cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

3. Các giải pháp dài hạn cho doanh nghiệp:

  • Thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp: doanh nghiệp cần đầu tư vào việc thực hiện chuyển đổi số cả mô hình kinh doanh, ứng dụng cách bán hàng trực tuyến thay vì phụ thuộc vào kênh bán hàng truyền thống. Các công việc quản trị như quản lý nguồn nhân lực, quản lý vận hành cũng có thể được cải thiện thông qua ứng dụng các phần mềm và công nghệ mới
  • Thay đổi phương pháp quản lý chuỗi cung ứng: doanh nghiệp cần xác định được các lỗ hổng của mình và xem xét một số bước mà doanh nghiệp nên thực hiện, chẳng hạn như tìm kiếm thêm nhà cung ứng, thay đổi số lượng hàng tồn kho.
  • Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khác để đa dạng hóa đối tượng, tiếp cận khách hàng mới và cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Thay đổi, đa dạng lĩnh vực kinh doanh: doanh nghiệp mạnh dạn kết thúc và thoát khỏi lĩnh vực kinh doanh hiện tại nếu không có tiềm năng, tập trung/đa dạng hóa vào những cơ hội kinh doanh mới.

4. Khái quát, đánh giá về đề xuất các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để tăng trưởng và phát triển trong trạng thái bình thường mới.

  • Chính phủ cần trích lập ngân sách cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ.
  • Các chính sách tiền tệ cũng cần hướng đến đúng đối tượng, tránh dàn trải không hiệu quả. 
  • Khi thực hiện chính sách mở rộng, nhà nước cũng cần chú ý tới kiểm soát lạm phát.

Cuối cùng phần đặt câu hỏi và thảo luận sôi nổi giữa báo cáo viên, ban cố vấn và các học giả tham dự.

Viện Nghiên cứu Kinh doanh trân trọng cảm ơn quý thầy/cô/anh/chị đã quan tâm tham dự.

Tin bài: Viện Nghiên cứu Kinh doanh.