Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành công Hội thảo Khoa học: “Quan điểm, định hướng, giải pháp phát phát triển kinh tế số ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
28/06/2024
Ngày 28/6/2024 tại Hội trường Trường Đại học Bình Dương, Hội thảo khoa học với chủ đề: “Quan điểm, định hướng, giải pháp phát phát triển kinh tế số ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” - Nhằm thực hiện kế hoạch nghiên cứu Đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia "Phát triển kinh tế số: Định hướng và giải pháp chính sách", Mã số KX.04.22/21-25, thuộc Chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2021- 2025” do Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) phối hợp cùng Trường Đại học Bình Dương (BDU) và Viện nghiên cứu kinh doanh - UEH diễn ra thành công tốt đẹp.
Toàn cảnh Hội thảo
Về phía UEH có sự tham dự của: GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện NCKD - UEH; PGS.TS Trần Đăng Khoa - Giám đốc Chương trình đào tạo ngành Quản trị - Khoa Quản trị, Trường Kinh doanh - UEH; TS. Nguyễn Thanh Phong - Khoa Ngân Hàng - UEH.
Ban Chủ tọa Hội thảo
Về phía Đại diện Trường Đại học Bình Dương có: TS. Đỗ Đoan Trang - Phó Hiệu trưởng thường trực trường Đại Đại học Bình Dương; TS. Võ Trọng Cang - Viện trưởng Viện Quản trị công nghiệp & Logistics IMALOG - BDU; PGS. TS, Vụ Ngọc Bích - Phó Viện trưởng Viện Quản trị công nghiệp & Logistics IMALOG - BDU; TS Phan Thông Anh - Trưởng khoa Khoa luật học - BDU; ThS. Nguyễn Trung Tín - Phó trưởng khoa thường trực Khoa Kinh tế - BDU; ThS. Nguyễn Thanh Sơn - Phó trưởng khoa Khoa CNTT, Robot, Trí tuệ nhân tạo.
Đại biểu tham dự Hội thảo
Đồng thời hội thảo đón nhận sự quan tâm của hơn 30 lãnh đạo các Khoa Viện, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên các trường Đại học tại Bình Dương,
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Đỗ Đoan Trang nhấn mạnh, trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, Trường Đại học Bình Dương đã không ngừng nỗ lực để tích hợp các yếu tố của Kỹ thuật số, xã hội số vào chương trình đào tạo cho người học. Hội thảo lần này là một trong những sự kiện quan trọng nhằm đánh giá tổng quan về nền kinh tế và nhận định những triển vọng, tầm nhìn của kinh tế đất nước trong những năm tiếp theo. Thông qua những báo cáo tham luận của các chuyên gia kinh tế, cũng như sự tham gia đóng góp ý kiến, phân tích, đánh giá của các nhà khoa học Hội thảo sẽ diễn ra thành công và mang lại nhiều giá trị thiết thực cho kinh tế đất nước.
TS. Đỗ Đoan Trang - Phó Hiệu trưởng thường trực trường Đại học Bình Dương
GS.TS Võ Xuân Vinh cho biết, các bài báo cáo Khoa học tại Hội thảo xoay quanh những chủ đề chính gồm: Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế số; vai trò của kinh tế số trong phát triển xã hội và cơ cấu nền kinh tế quốc dân; cũng như đầu tư phát triển triển vọng trọng điểm và đẩy mạnh xã hội hóa kinh tế số. Đồng thời khẳng định, tất cả nội dung trình bày tại Hội thảo sẽ là những luận cứ quan trọng để đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển bền vững cho kinh tế Việt Nam.
GS.TS. Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh - UEH
Các bài tham luận được trình bày tại hội thảo: (1) Quan điểm, định hướng, giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 - TS. Nguyễn Thanh Phong - Khoa Ngân hàng - UEH; (2) Vai trò kinh tế số đối với phát triển bền vững và giải pháp phát triển kinh tế số ICT ở Việt Nam - ThS. Nguyễn Thanh Sơn – Phó Trưởng Khoa Khoa Công nghệ thông tin, Robot, Trí tuệ Nhân tạo, Trường Đại học Bình Dương; Dịch vụ Mobile Money: Xu hướng và giải pháp - ThS. Nguyễn Minh Hải – Giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Bình Dương.
TS. Nguyễn Thanh Phong trình bày tham luận
ThS. Nguyễn Thanh Sơn trình bày tham luận
ThS. Nguyễn Minh Hải trình bày tham luận
Hội thảo khoa học với chủ đề “Quan điểm, định hướng, giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Về quan điểm và định hướng phát triển kinh tế số, hội thảo nhấn mạnh việc tận dụng cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển bền vững dựa trên khoa học, công nghệ và nhân lực chất lượng cao. Định hướng đến năm 2030 tập trung vào việc đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, với mục tiêu cụ thể như tăng tốc độ tăng trưởng doanh thu kinh tế số gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP, và tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GDP. Tầm nhìn đến năm 2045 là Việt Nam trở thành quốc gia số mạnh và giàu, với môi trường sống xanh, sạch, an toàn và kinh tế số trở thành trụ cột cho mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Các giải pháp phát triển kinh tế số được đề xuất bao gồm hoàn thiện thể chế, phát triển hạ tầng và nền tảng số quốc gia, đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng, cùng với việc phát triển nguồn nhân lực và doanh nghiệp số. Hội thảo cũng nhấn mạnh vai trò của kinh tế số đối với phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm khoảng cách vùng miền và bảo vệ môi trường. Dịch vụ Mobile Money được xem là công cụ quan trọng để thúc đẩy tài chính toàn diện, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu và vùng xa. Các diễn giả đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể như phát triển nguồn nhân lực số, hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ lẻ, và phát triển sản phẩm số Made in Vietnam.
Buổi hội thảo kết thúc thành công tốt đẹp và mang lại nhiều giá trị nghiên cứu cho sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam. Ban tổ chức kỳ vọng Hội Thảo "Quan điểm, định hướng, giải pháp phát phát triển kinh tế số ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" sẽ là diễn đàn hữu ích để các em sinh viên, các giảng viên, các nhà khoa học, các chuyên gia và những đại biểu tham dự trao đổi, chia sẻ, phản biện những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế số trong bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay. Phát triển kinh tế số giúp nền kinh tế tối ưu hóa nguồn lực, mang lại nhiều lợi ích, giá trị và cơ hội. Mặt khác, kinh tế số đặt ra nhiều yêu cầu, thách thức và khó khăn đòi hỏi mỗi quốc gia phải xây lộ trình phù hợp trong mỗi giai đoạn, từ xây dựng, hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý đến tăng cường đầu tư hạ tầng số và phát triển nguồn nhân lực số.
Tin bài: Viện Nghiên cứu Kinh doanh