Phát triển kinh tế xanh tại Quảng Ngãi theo hướng phát triển bền vững
Định hướng phát triển bền vững kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0
20/01/2021
Quyển “Định hướng phát triển bền vững kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0” là một trong những sách nằm trong “Chuỗi sách chuyên khảo Nghiên cứu Kinh tế - Kinh doanh” của Viện Nghiên cứu Kinh doanh dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu UEH nhằm thảo luận và đưa ra các luận cứ khoa học về những vấn đề trong kinh tế.
“Phát triển bền vững” từ lâu đã trở thành mục tiêu phổ quát của các quốc gia trên thế giới. Sự phát triển bền vững của một quốc gia phụ thuộc chặt chẽ vào năng lực bảo vệ và quản trị các vấn đề về môi trường trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Môi trường là một trong những trụ cột quan trọng của phát triển bền vững, vừa với tư cách là không gian chứa đựng sự phát triển kinh tế, vừa với tư cách là nguồn lực đầu vào của quá trình phát triển đó. Phát triển bền vững của một quốc gia phụ thuộc chặt chẽ vào năng lực bảo vệ và quản lý các vấn đề môi trường trong quá trình phát triển kinh tế. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa còn tồn tại một số hạn chế cố hữu như: về tiếp cận vốn vay, năng lực quản trị, khó khăn trong tiếp cận yếu tố sản xuất đầu vào, khó khăn trong tiếp cận chính sách…
Phát triển bền vững là mục tiêu xuyên suốt quá trình phát triển của mọi quốc gia. Đây là cơ hội và thách thức quan trọng đối với nhiều quốc gia hiện nay. Trong bối cảnh già hóa dân số, dịch bệnh diễn biến phức tạp, suy thoái môi trường diễn ra nhanh ở nhiều quốc gia đã và đang đặt ra nhiều thách thức và yêu cầu đối với mô hình phát triển, trong đó có Việt Nam
Quyển sách được chủ biên bởi GS.TS Nguyễn Đông Phong – Chủ tịch Hội đồng trường - Đại học UEH và GS.TS Võ Xuân Vinh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh. Đây là một trong những sản phẩm nghiên cứu hàn lâm hướng tới việc tạo ra những ảnh hưởng xã hội và giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Tin bài: Viện Nghiên cứu Kinh doanh