Thị trường tín chỉ Carbon: Góc nhìn từ kinh tế, môi trường và khuôn khổ pháp lý
16/10/2024
Thị trường tín chỉ Carbon đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Việt Nam giảm thiểu phát thải khí nhà kính, cùng đóng góp vào nỗ lực toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu. Tham gia vào thị trường tín chỉ Carbon không chỉ giúp giảm lượng phát thải khí nhà kính mà còn mang lại hỗ trợ tài chính cho Việt Nam triển khai các dự án bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, thị trường tín chỉ Carbon mở ra các cơ hội kinh tế mới cho Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể tận dụng việc bán tín chỉ Carbon và đầu tư vào công nghệ sạch, năng lượng tái tạo. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí tuân thủ các quy định về môi trường mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Việt Nam đã tham gia vào nhiều hiệp định quốc tế về biến đổi khí hậu, như Thỏa thuận Paris và cam kết giảm phát thải khí nhà kính, điều này giúp Việt Nam nâng cao uy tín và vị thế trên trường quốc tế, chứng tỏ cam kết mạnh mẽ của quốc gia trong việc chống biến đổi khí hậu, mở ra cơ hội hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư từ các quốc gia và tổ chức quan tâm đến bảo vệ môi trường. Chính phủ đã có những bước tiến trong việc xây dựng khung pháp lý thông qua Luật Bảo vệ Môi trường 2020, Nghị định 06/2022/NĐ-CP và Thông tư 17/2022/TT-BTNMT, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia thị trường. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức, như thiếu kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và nguồn lực tài chính để phát triển các dự án lớn. Việc hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao nhận thức và hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp là những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam tối ưu hóa lợi ích từ thị trường tín chỉ Carbon và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Từ khóa: Thị trường tín chỉ carbon, kinh tế xanh, cơ chế tín chỉ carbon
Tải tham luận tại đây
Tin bài: Viện Nghiên cứu Kinh Doanh